---o0o---
Chú thích
- S: nguyên tác tiếng Sanskrit của mục từ dạng La-tinh hóa
- P: nguyên tác tiếng Pàli của mục từ dạng La-tinh hóa
- A: tiếng Anh
- H: tiếng Hán
- Ph: tiếng Pháp
- T: tên mục từ bằng tiếng Tây Tạng dạng La-tinh hóa.
- Hâ: các hình thức phiên âm tiếng Việt khác nhau của một mục từ.
- Hd: các hình thức dịch nghĩa khác nhau của một mục từ.
- Td: tân dịch.
- Cd: cựu dịch.
- Đl: đối lại
- x: xem
- Đn: đồng nghĩa.
- Vd: ví dụ
- Gđ: cách gọi đầy đủ của một mục từ.
- Gt: cách gọi giản lược hay vắn tắt của một mục từ.
- Cg: hình thức đồng nghĩa hay tên gọi khác của một mục từ.
- Tên khoa học: tên gọi theo khoa học của một mục từ.
- k. ng.: khẩu ngữ
- X.: xem.
- CĐTĐL: Cảnh Đức Truyền Đăng lục
- CTTNL: Cổ tôn túc ngữ lục
- ĐQMT: Đại quang minh tạng
- DTNL: Duy Tắc ngữ lục
- GTPĐL: Gia Thái Phổ Đăng lục
- HĐNL: Hư Đường ngữ lục
- HSLNMDT: Hám Sơn Lão Nhân Mộng Du tập
- KTTQTĐL: Kiến trung tịnh quốc tục đăng lục
- LĐHY: Liên Đăng Hội Yếu
- LSPGĐT: Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong
- MANL: Mật Am ngữ lục
- MBTL: Minh Bản Tạp lục
- MGNL: Minh Giác ngữ lục
- NĐHN: Ngũ Đăng Hội Nguyên
- NGCTT: Ngũ Gia Chính Tông Tán
- NHQL: Nguyên Hiền quảng lục
- NLNL: Nguyên Lai ngữ lục
- NTNL: Như Tịnh ngữ lục
- PDNL: Pháp Diễn ngữ lục
- PDNL: Phần Dương ngữ lục
- PKNL: Phạm Kỳ ngữ lục
- PQĐTĐ: Phật Quang Đại Từ Điển
- TBCTT: Tăng Bảo Chính Tục truyện
- TLTBT: Thiền Lâm Tăng Bảo truyện.
- ThQST: Thiền Quan Sách Tiến
- TĐT: Tổ Đường tập
- TCTT: Tống Cao Tăng truyện
- TTĐL: Tục Truyền Đăng lục
- ThMMBTSTL: Thiên Mục Minh Bản Thiền sư tạp lục
- VHVNTH 1989-1995: Văn hóa Việt Nam Tổng Hợp 1989-1995

---o0o---
Danh Từ Phật Học: Thập Tam Sự Pháp
----------------------------- Tam Tạng Pháp Số - Cs Lê Hồng Sơn -----------------------------
● 十三事法
Một, Trụ Chánh Giới. Vì người xuất gia vào làng xóm xin ăn phải thu nhiếp thân tâm, an trụ trong chánh giới, chớ có phá giới.
Hai, Trụ Chánh Oai Nghi. Người xuất gia, khi xin ăn, dung mạo phải đoan chánh, oai nghi phải nghiêm túc, làm cho mọi người sanh tâm kính, tín.
Ba, Trụ Chánh Mạng. Người xuất gia phải nương vào theo lời Phật dạy, xin ăn để nuôi sống thân mạng mà tu hành Tinh Tấn trên đường đạo, xa lìa năm thứ thức ăn tà mạng.
(năm thứ thức ăn tà mạng là lừa người hiện ra tướng kỳ lạ; khoe khoang tài năng của mình; xem ngày tốt xấu, xem tướng xem bói; lên giọng tỏ ra oai quyền; nói điều lợi mình bằng cách làm động tâm người)
Bốn, Trụ Chánh Giác. Người xuất gia phải biết rõ ràng thân là gốc khổ, rất nên ghét giận, vì Chánh Đạo mà xin ăn để giữ gìn thân này chống đỡ đói khát, chớ có tham nhiều làm hại đến đạo nghiệp. (bốn việc trên là đề cập đến khất thực).
Năm, Y Pháp. Người xuất gia, hoặc kinh Hành Trong đạo tràng hoặc khất thực ở trong thôn xóm, nên đi chậm rãi, tuân theo phép tắc.
Sáu, Y Thời. Người xuất gia phải nhớ vô thường nhanh chóng, ngày đêm tự lo nhắc nhở, chớ có ngủ vùi làm tổn thương đạo nghiệp. kinh Di giáo nói ban ngày thì siêng năng tu tập thiện pháp, chớ để mất thời gian, đầu hôm sớm mai cũng chớ bỏ phế.
Bảy, Y Xứ. Người xuất gia mong cầu niềm vui tịch tĩnh Vô Vi, phải xa lìa chỗ ồn ào, ở một mình thanh thản, suy nghĩ diệt trù gốc khổ.
Tám, Y Thứ. Người xuất gia, ở trong đại chúng, phải nương theo giới, lạp mà ngồi đúng chỗ, chớ có ngồi lộn vượt bực. Kinh Pham võng nói: Người thọ giới trước ngồi ở trước, người thọ giới sau ngồi sau. (bốn việc trên là đề cập oai nghi).
Chín, Ly Tham. Người xuất gia đã ở trong chánh giới, phải ngăn chặn năm căn chớ có buông lung, nguy hại của năm dục còn hơn cả rắn độc, không nên tham lam.
Mười, Ly Sân. Người xuất gia nên lấy từ bi làm gốc, nhịn chịu những độc hại về chửi mắng xấu xa, như uống nước cam lồ, không để cho sân hận nỗi lên. Nguy hại của sân hận còn hơn cả lửa dữ, luôn phải phòng ngừa, chớ có đi vào đó.
Mười một, Lý Thủ Trước. Người xuất gia nên dùng trí huệ quán sát thân mình và vạn vật bên ngoài đều là hư ảo, không nên lầm lạc ôm giữ. Kinh Di giáo nói: Người giữ tịnh giới không được buôn bán, trao đổi, mua nhà sắm vườn ruộng và những của báu đều phải xa lìa.
Mười hai, Ly Thô Khuếch. Người xuất gia phải dịu dàng hòa thuận để trở thành đức thanh nhã, chớ có thô bạo, ngang ngược, làm mất oai nghi hòa kính.
(Hòa kính là bên ngoài tốt đẹp với mọi người; bên trong khiêm tốn, nhún nhường).
Mười ba, Ly Kiêu Mạn. Người xuất gia phải khiêm nhường, kính trọng, không dơ cao cây cờ ngã mạn mà phải siêng năng tu tập, không nên tự cho mình có đức, kiêu ngạo xấc láo, xem thường người khác. (trên là năm việc xa lìa phiền não).
Con Người Vốn Có Nguồn Gốc Từ Cõi Trời     Phật Giáo có sùng bái tranh tượng không?     Gõ Cửa Thiền – Nói Ít, Hiểu Nhiều     An Sĩ Toàn Thư – Quyển Một – Mừng Sinh Con Không Nên Giết Hại     Hòa Thượng Thích Trừng San (1922-1991)     Đồng Tiền Với Mạng Người     Bó Cỏ Gai     Không Được Nhận Tiền Khi Đi Trợ Niệm     Gõ Cửa Thiền – Cỏ Cây Giác Ngộ     Hòa Thượng Thích Bửu Đăng (1904-1948)     




















































Pháp Ngữ
Vị chiến thắng không bại,
Vị bước đi trên đời,
Không dấu tích chiến thắng,
Phật giới rộng mênh mông,
Ai dùng chân theo dõi
Bậc không để dấu tích?


Tháng Năm  

 



Đăng nhập


Playist


Bạn cần đăng nhập

Tu sĩ Việt Nam



Tu sĩ Quốc Tế


Album mới






Chuyên trang này được lập ra và hoạt động theo tinh thần Pháp Thí .
Tất cả các Kinh/Sách Phật Học trên trang này được sưu tầm từ các website Phật Giáo nên Ban Quản Trị có thể thiếu xót về mặt tác quyền đối với một số sách Phật Học .
Nếu quý Phật Tử / Tổ chức nào đang nắm tác quyền của các tác phẩm trên xin vui lòng Thông báo cho Ban Quản Trị biết, chúng tôi sẽ trao đổi trực tiếp để có thể có được bản quyền hợp lệ đối với các Sách Phật Học đó.
Ban Quản Trị trân trọng cám ơn.


Website có tất cả 78,946 pháp âm và 7,152 album thuộc tất cả các thể loại.
Có tổng cộng 138,925 lượt nghe.
Tổng số tu sĩ trong website 287, gồm cả tu sĩ trong nước và cả quốc tế.
Hiện đang có 1,332 thành viên đã đăng ký. Chào mừng thành viên mới nhất Minh Đức Phạm
Lượt truy cập 36,749,092